1. Cử nhân Khoa học Môi trường có thể làm những công việc gì, ở đâu?
Trả lời: Cử nhân Khoa học ngành Khoa học Môi trường có thể làm:
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên Môi trường như Bộ Tài nguyên & Môi trường, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên & Môi trường hay các bộ phận chuyên môn về Tài nguyên Môi trường thuộc các cơ quan quản lý khác (ví dụ: Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường các Bộ).
- Nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KHCN như các Viện, Trung tâm về Tài nguyên & Môi trường thuộc hệ thống Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam hay các hiệp, hội, các trường đại học, các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ thuộc các sở KH và CN.
- Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo ngành môi trường.
- Chuyên viên tại các cơ sở y tế như Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các Bệnh viện.
- Cán bộ kỹ thuật, nhân viên tại các doanh nghiệp về môi trường như các Công ty Môi trường Đô thị, Công ty cấp thoát nước, Công ty hạ tầng Khu đô thị,.…
- Chuyên viên tại các Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên, Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển, …
- Cán bộ kỹ thuật ở các phòng/bộ phận về môi trường ở nhà máy, doanh nghiệp như phòng ISO, phòng quản lý môi trường, trạm xử lý nước thải, phòng vệ sinh an toàn lao động,…
- Sĩ quan, chiến sĩ tại Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh.
- Nhân viên, điều phối viên cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các dự án liên quan đến Tài nguyên Môi trường.
- Tự thành lập công ty Tư vấn, chuyển giao các dịch vụ môi trường.
- Tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện chính sách về môi trường sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, khai thác tài nguyên hợp lý nhất.
- Là thành viên của các nhà máy với nhiệm vụ tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng môi trường ở địa bàn hoạt động, giúp nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn về nước thải, khí thải hay rác thải trước khi thải ra môi trường.
- Cán bộ kỹ thuật tại các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp. Tại đây, các kỹ sư môi trường thực hiện công tác quản lý, sáng chế, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, công nghệ, quy trình phục vụ con người theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
2. Tình hình xin việc làm của sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Đà Lạt như thế nào?
Trả lời: Theo thống kê của Khoa, hầu hết các khóa đã tốt nghiệp từ năm 2004 đến nay, thường chỉ sau 6 tháng có khoảng 50% tân cử nhân có việc làm và sau 1 năm tỷ lệ này lên đến 85%.
3. Khoa Môi trường và Tài nguyên hiện có các ngành đào tạo nào?
Trả lời: Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường ĐH Đà Lạt hiện có 1 ngành đào tạo là Khoa học Môi trường (mã ngành D440301) với 3 chuyên ngành: Kỹ thuật xử lý và tái chế chất thải; Quản lý chất lượng môi trường và An toàn lao động; và Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Người tốt nghiệp sẽ nhận bằng Cử nhân Khoa học, ngành Khoa học Môi trường. Trong năm 2017, Khoa sẽ tuyển sinh thêm ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường (mã ngành 52510406).
4. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Khoa học Môi trường, có thể học lên bậc cao học những ngành nào ?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Môi trường có thể thi vào cao học các ngành: Khoa học Môi trường (ngành này sẽ được mở năm 2017 ở trường ĐH Đà Lạt), Kỹ thuật Môi trường, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Quản lý môi trương, Hóa Môi trường, Địa lý Tài nguyên và Môi trường, Quản lý Biển đảo và đới bờ,… Ngoài ra, cơ hội theo học các chương trình cao học nước ngoài về môi trường rất rộng mở, hầu hết các chương trình học bổng cao học đều có các ngành học liên quan đến môi trường.
5. Ngành Khoa học Môi trường xét tuyển khối gì ?
Trước năm 2015, ngành Khoa học Môi trường, Trường ĐH Đà Lạt tuyển sinh khối A và B. Từ năm 2017, theo quy chế tuyển sinh mới, ngoài 2 khối thi A, B truyền thống, ngành Khoa học Môi trường sẽ xét tuyển thêm tổ hợp môn thi gồm: tổ hợp 1 (Toán, Sinh và Tiếng Anh); tổ hợp 2 (Toán, Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên).
28/10/2019
27/09/2019
19/09/2019
31/07/2019
01/07/2019
07/06/2019
Some text in the modal.